Vốn điều lệ là gì? Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa

Vốn điều lệ? Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa
Theo dõi K.T BÌNH DƯƠNG trên

Vốn điều lệ: có thể hiểu nôm na là yếu tố quan trọng để thành lập công ty, để hiểu rõ hơn mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.

Vốn điều lệ là gì?

  • Có thể xem đây là thuật ngữ kinh tế, mô tả khái quát về quá trình góp vốn của các cổ đông trong thời gian nhất định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. 

Vốn điều lệ là gì

  • Đồng thời, góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp, nhằm mục đích trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu ( đối với trường hợp không đóng hoàn toàn vốn điều lệ).
  • Tuy nhiên, đối với trường hợp đồng sở hữu, vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các cổ đông. Đặc biệt, tất cả thành viên góp vốn cũng như thành viên đang sử dụng nguồn vốn cần tôn trọng và trách nhiệm thực hiện những điều đã nêu trong điều lệ.

Được góp vốn dưới hình thức nào?

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, sẽ mang tên gọi khác nhau, hình thức góp vốn cũng khác nhau.

2.1. Hình thức góp vốn điều lệ : các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn dưới hình thức sau :

  • Sở hữu cổ phần hoặc cổ phiếu của công ty Cổ phần.
  • Ngoài ra, đối với Công ty TNHH có thể góp vốn trực tiếp
  • Đặc biệt, doanh nghiệp có thể góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần (dưới hình thức là tài sản) vào doanh nghiệp khác theo quy đinh.

2.2. Hình thức góp vốn điều lệ không được áp dụng với các trường hợp sau :

  • Với những đối tượng như: những cán bộ Nhà nước, cán bộ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Cán bộ đều không được thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp, theo quy định của Luật Doanh nghiệp được ban hành tháng 06/2020, được thi hành từ 01/2021 nhằm đảm bảo tính công bằng, văn minh trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, đặc biệt hơn để đảm bảo về tính chân thật, tránh trường hợp tham nhũng, lam quyền trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

Vốn điều lệ có những đặc điểm nào?

3.1. Vốn điều lệ là vốn do các cổ đông cam kết trong thời gian nhất định khi đăng ký thành lập Công ty, tuy nhiên, với những hình thức đăng ký kinh doanh khác nhau, thời gian góp vốn cũng khác nhau, dẫn đến việc phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có. Vậy, nhằm khắc phục những vấn đề trên, Luật Doanh nghiệp đã quy định về thời gian góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp, dựa vào quy định trên, những cổ đông, thành viên chưa góp hoặc chưa góp đầy đủ sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với mức vốn đã cam kết.

Đặc điểm của Vốn điều lệ

3.2. Vốn điều lệ của công ty sẽ được tạo thành bởi những tài sản các loại khác nhau: Theo Luật Doanh nghiệp đã quy định, những tài sản có thể góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ(được tự do chuyển đổi) và những tài sản giá trị khác có thể đinh giá, quy đổi sang Đồng Việt Nam.

Ngoài ra, những sản phẩm được ví những quyền trí tuệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và một số quyền sở hữu trí tuệ khác căn cứ sao quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp về những quyền trên mới có thể sử dụng những tài sản đó để góp vốn.

Vai trò của vốn điều lệ là gì?

Căn cứ vào những quy định của pháp lý doanh nghiệp, vốn điều lệ mang những vai trò sau:

Vai trò của Vốn điều lệ?

  • Thông quá việc góp vốn, xác định được tỉ lệ về việc sở hữu cổ phần được góp từ các cổ đông, căn cứ vào đó, có thể phân chia nghĩa vụ, lợi ích và quyền giữa các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp.
  • Đây còn là cơ sở để xác định về điều kiện hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra, vốn điều lệ còn đảm bảo được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường khi tham gia vào những hoạt động thương mại, cũng là chất xúc tác để đưa niềm tin doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn.
  • Đặc biệt, khi thay đổi bản chất của vốn điều lệ trở thành vốn thực góp, nhằm mục đích điều chỉnh được mức vốn thực góp trong quá trình kinh doanh.

Hình thức góp vốn của doanh nghiệp là gì?

Góp vốn là hình thức ủy quyền tài sản cá nhân vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp đó, tuy nhiên, có nhiều hình thức góp vốn khác nhau như :

5.1. Góp vốn bằng tài sản: đây có thể là hình thức quan trọng, mang tính chất quyết định nhất đối với doanh nghiệp, nhằm cân bằng và duy trì sự phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chia ra nhiều hình thức góp vốn như: tiền mặt, vật liệu, chất liệu hoặc bằng quyền, tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ những nguyên tắc liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng quyền, có thể chia thành những mục nhỏ như quyền hưởng dụng, quyền sở hữu trí tuệ hoặc sản nghiệp thương mại.

5.2. Góp vốn bằng tri thức: trong nền kinh tế tri thức, mọi người hay nghĩ đến những yếu tố làm thay đổi thế giới, vậy nên hình thức góp vốn bằng tri thức trở thành vấn đề trọng yếu trong nên kinh tế công nghiệp hay hậu công nghiệp. Người góp vốn bằng tri thức trước tiên phải có một bản tính trung thực, đảm bảo doanh nghiệp được góp vốn là đọc quyền có thể sử dụng tri thức đó. Vậy nên, trong trường hợp góp vốn bằng tri thức, yêu cầu tối thiểu giữa doanh nghiệp và người được góp vốn chính là sự tin tưởng, cùng nhau hợp tác, cùng nhau có lợi.

Xem thêm: Vốn đầu tư nước ngoài là gì? Tầm quan trọng

Vốn điều lệ mang ý nghĩa gì?

  • Là cơ sở thông qua, hay bác bỏ các quyết định trong doanh nghiệp: thông qua hình thức bỏ phiếu quyết định những nghị quyết của doanh nghiệp như định hướng phát triển, hoặc báo cáo tài chính,..
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận, rủi ro đối với các thành viên góp vốn: căn cứ theo tỉ lệ góp vốn của các thành viên trong doanh nghiệp, mà lợi nhuận cũng như rủi ro.
  • Là sự cam kết trách nhiệm: để duy trì hoạt động kinh doanh, nguồn vốn đối với doanh nghiệp là một phần không thể thiếu, nhưng khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư cao hơn sẽ dễ dàng xoay sở hơn, giảm thiệt hại đến mức tối thiểu so với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, lẻ.

Vậy, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, đầu tư hoặc kinh doanh các ngành nghề yêu cầu đến vốn pháp định. Doanh nghiệp cần đăng ký và duy trì số vốn điều lệ tối thiểu bằng số vốn pháp định quy định trong suốt thời gian kinh doanh ngành nghề đó. 

Nội dung được biên lại soạn bởi: KTBINHDUONG

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.