
Khấu trừ thuế thường được áp dụng đối với loại hình thuế GTGT, đây còn là việc doanh nghiệp có thể xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào, việc này thường căn cứ thông qua việc lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Vậy điều kiện nào để có thể khấu trừ thuế GTGT, theo dõi K.T Bình Dương để có thể hiểu thêm về việc khấu trừ GTGT nhé.
1. Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ vào Điều 3 thông tư 219/2013/TT-BTC và đề nghị số 209/2013/NĐ-CP quy định về người nộp thuế GTGT cụ thể như sau: người nộp thuế GTGT là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh ngành dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa đang chịu thuế GTGT ở Việt Nam như:
- Các tổ chức kinh doanh thường được thành lập và đăng ký kinh theo dựa vào Luật Doanh nghiệp và luật kinh doanh dựa vào chuyên ngành kinh doanh.

- Các tổ chức kinh tế của những tổ chức chính trị-xã hội, những đơn vị vũ trang nhân dân và những tổ chức liên quan khác.
- Các doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư nước ngoài và hoặc gọi vốn hợp tác từ nước ngoài để phát triển kinh doanh dựa theo Luật đầu tư nước ngoài sẽ không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Chi nhánh của những doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và mọi hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam căn cứ vào Luật đầu tư tại khu công nghiệp và những khu chế xuất.
>> Xem thêm: Khấu trừ Thuế là gì? Tại sao cần phải Khấu trừ Thuế GTGT
2. Vì sao phải khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?
- Khấu trừ thuế có thể xác định được số thuế GTGT cần phải nộp cho từng bộ phận, từng đơn vị trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, tránh trường hợp thất thu thuế.

- Khấu trừ thuế còn có thể đảm bảo bản chất của thuế GTGT.
- Hoạt động khấu trừ thuế có thể đơn giản hóa về quá trình quản lý và thu thuế, đảm bảo điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
- Khấu trừ thuế tác động mạnh mẽ đến công tác kế toán của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc quy trình hạch toán đúng theo chuẩn mực của pháp luật.
3. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
3.1. Điều kiện về hóa đơn giá trị gia tăng: doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi hóa đơn GTGT là hóa đơn hợp pháp, hợp lệ và hợp lý. doanh nghiệp
- Hóa đơn hợp pháp: được cung cấp từ Bộ tài chính hoặc doanh nghiệp đặt in theo quy định của Bộ tài chính và được cơ quan thuế chấp nhận.
- Hóa đơn hợp lệ: phải đầy đủ thông tin giao dịch, bao gồm thông tin người mua và hình thức giao dịch. Đặc biệt, hóa đơn phải sạch sẽ không qua tẩy xóa và được người mua ký xác nhận rõ ràng, minh bạch.
3.2. Phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng:
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ trên hai mươi triệu đồng (đã bao gồm VAT) nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
- Trường hợp khi thanh toán, doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

Trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: dựa vào những điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào, có thể xem xét đến những trường hợp sau sẽ không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, gồm:
- Thuế GTGt đầu vào của ngành dịch vụ mà ngành đó không phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc những mặt hàng sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT.
- Hóa đơn giá trị gia tăng mua vào không hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra trường hợp không có chứng từ nộp thuế GTGT nhập khẩu.
- Không có chứng từ thanh toán, không sử dụng tiền mặt đối với những dịch vụ, hàng hóa mà được mua vào giá trị từ 20 triệu đồng trở lên.
Thông qua bài viết, K.T Bình Dương muốn gửi đến bạn đọc những kiến thức cơ bản trong quá trình khấu trừ thuế, ngoài ra những vấn đề liên quan có thể tham khảo trực tiếp qua fanpage hoặc liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn thêm.
Thiên kim / K.T BÌNH DƯƠNG
Các dịch vụ tại K.T Bình Dương: