Dịch vụ thành lập công ty sản xuất tại Bình Dương là dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp chuyên nghiệp của Công ty TNHH K.T Bình Dương.
Là một trong những Công ty kế toán hàng đầu uy tín tại Bình Dương, chúng tôi cam kết cung cấp cho doanh nghiệp của bạn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh giá rẻ toàn Tỉnh Bình Dương gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An, Thị xã Dĩ An, Thị xã Tân Uyên, Thị xã Bến Cát và 4 huyện gồm: Huyện Dầu Tiếng, Huyện Phú Giáo, Huyện Bắc Tân Uyên, Huyện Bàu Bàng.
Quy trình thành lập và đi vào hoạt động của công ty sản xuất
Bước 1: Tìm kiếm mặt bằng văn phòng, nhà xưởng để tiến hành hoạt động kinh doanh
Thông thường, các nhà đầu tư thường đặt nhà xưởng và văn phòng cùng 1 địa chỉ, cũng có trường hợp văn phòng ở một nơi mà xưởng sản xuất lại ở nơi khác
Như vậy, khi tiến hành tìm kiếm mặt bằng, ta cần lưu ý các vấn đề sau:
- Địa chỉ đó có thành lập được văn phòng công ty hay không?
- Địa chỉ đó có thành lập được xưởng sản xuất hay không ?
- Thông thường, kinh nghiệm là phải xem quy hoạch liên quan đến địa chỉ đó và doanh nghiệp phải liên hệ các đơn vị tư vấn để được nắm trước, tránh trường hợp sau khi ký xong hợp đồng đặt cọc/ thuê lại không được cấp giấy phép.
- Xem xét hồ sơ pháp lý của văn phòng, xưởng sản xuất và xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thuê.
- Thông thường, kinh nghiệm là phải xem toàn bộ xem giấy tờ có hợp pháp và có quyền cho thuê hay không ?
- Cân nhắc kỹ lưỡng các thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê văn phòng, xưởng.
Bước 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp
Lưu ý: Trong ngành nghề kinh doanh phải đăng ký cụ thể ngành sản xuất
Bước 3: Xin Giấy phép hoạt động đối với sản phẩm sản xuất (giấy phép con) (nếu sản xuất mặt hàng có điều kiện)
Đối với một số sản phẩm, pháp luật có quy định về việc phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động trước khi tiến hành việc sản xuất thì doanh nghiệp phải thực hiện.
Như vậy, Quý doanh nghiệp phải tham khảo quy định liên quan đến sản phẩm mà mình dự định sản xuất và chỉ được sản xuất sau khi được cấp phép.
Ví dụ như sản xuất phân bón thì phải xin giấy phép hoạt động trên Bộ Công Thương và Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Ví dụ như sản xuất quần áo may sẵn thì không cần phải xin giấy phép này.
Bước 4: Xin các loại Giấy phép cần có cho công ty sản xuất
Theo quy định, các xưởng sản xuất phải đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Do đó, bất kỳ xưởng sản xuất sản phẩm gì đi nữa thì ta cũng phải thực hiện các thủ tục để được xác nhận đáp ứng điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, một số trường hợp cần thiết phải có các giấy phép như đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm ….
Tùy vào loại sản phẩm, sau khi thực hiện các bước nêu trên và khi đã có sản phẩm, công việc tiếp theo ta cần làm bao gồm việc công bố chất lượng sản phẩm … thì sản phẩm đó mới được lưu thông trên thị trường.
Một vấn đề khác cần lưu ý là việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm và thương hiệu/ nhãn hiệu của sản phẩm. Thông thường, Quý doanh nghiệp nên thực hiện các công việc sau:
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền của sản phẩm.
Để thuận tiện cho việc lưu thông sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế, Quý doanh nghiệp cần xin mã vạch hàng hóa cho các sản phẩm của công ty nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, quản lý sản phẩm và thuận tiện cho việc thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Trên đây là phần phân tích của Chúng tôi để Quý khách hiểu rõ hơn lĩnh vực này
Để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất, Quý khách vui lòng cho biết rõ mặt hàng dự định sản xuất, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí
Ngoài thành lập công ty sản xuất ra bạn có thể tìm hiểu thêm quy trình thành lập các loại hình công ty khác: Dịch vụ thành lập công ty K.T Bình Dương.
Hướng dẫn cách đặt tên công ty cho loại hình công ty sản xuất
Tên công ty không được trùng lặp với những công ty khác
– Tên công ty sản xuất phải là duy nhất, không vi phạm các quy định về tên trùng lặp hay tên nhầm lẫn theo điều 42 của Luật doanh nghiệp: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
– Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Có thể là tên nước ngoài hoặc tên viết tắt. Tuy nhiên, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước làm tên công ty và cấm sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong, mỹ tục trong tên.
Một số nội dung có tham khảo từ những nguồn uy tín từ google.com