
Hiện nay, người đi vay không còn xa lạ với thuật ngữ “ngày đáo hạn”, tuy nhiên, “ngày đáo hạn” là thuật ngữ trừu tượng nếu không tìm hiểu kỹ cũng dễ dàng nhầm lẫn với những thuật ngữ thông dụng. Hơn hết, hiểu sai vấn đề sẽ đem lại nhiều rắc rối đến người vay, vậy nên, KT. Bình Dương sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về ngày đáo hạn là gì nhé.
Ngày đáo hạn là gì?
Đáo hạn là thuật ngữ miêu tả thời gian sắp hết hạn hơp đồng, thanh toán hợp đồng hoặc trả nợ khi vay vốn ngân hàng. Vậy, ngày đáo hạn có thể hiểu là ngày cuối cùng bạn cần tất toán số tiền đã vay, căn cứ theo hợp đồng bạn được ký với bên vay.
- Đáo hạn ngân hàng còn được ví như hình thức gia hạn thêm thời gian vay của khách hàng, hoặc có thể hiểu như hình thức tái vốn vay khi hết hạn vay cũ, tuy nhiên chưa thể trả hết nợ. Bằng hình thức trên, người đi vay có thể gia hạn thêm được thời gian vay vốn của mình đối với ngân hàng, từ đó thuận tiện trong những hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, ngày đáo hạn còn được xem là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm, mà tài khoản đó được tính từ ngày bắt đầu mở sổ tại ngân hàng, không dừng ở đó, những khoản vay tín dụng cũng có thời hạn đáo hạn riêng, tùy thuộc vào ngân hàng nơi bạn mở thẻ.
Các hình thức đáo hạn ngân hàng: để thuận tiện cho việc đáo hạn, ngân hàng có những hình thức sau:
- Đáo hạn khoản vay: bạn có thể hiểu nôm na hình thức đáo hạn khoản vay này chính là tiếp tục vay một khoản vay mới khi đã đến hạn tất toán khoản vay cũ, nhưng khách không đủ khả năng tất toán, với khoản vay mới, khách có thể dùng để tất toán để hoàn tất khoản nợ cũ, hình thức này còn gọi là “Đáo hạn nợ”
- Đáo hạn gửi tiết kiệm: đây là sự cam kết giữa ngân hàng với khách hàng gửi tiết kiệm, căn cứ vào hợp đồng được hai bên ký tên, đến thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm, ngân hàng phải trả gốc và lãi cho chủ sở hữu, tuy nhiên, đến thời điểm đáo hạn, khách hàng chưa đến để nhận tiền, ngân hàng sẽ tự động tái tục sổ tiết kiệm như kỳ hạn cũ, và lãi suất được tính dựa theo thời điểm tái tục.
Lưu ý: trong trường hợp ngày đáo hạn trùng ngày lễ, tết mà ngân hàng được nghĩ theo quy định của Nhà nước, ngày đáo hạn được tính sang ngày làm việc tiếp theo.
Ưu điểm, nhược điểm của việc đáo hạn ngân hàng
Ưu điểm:
- Hạn chế những khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu.
- Khách hàng có thể trả tất toán khoản vay đến hạn tại ngân hàng kịp thời.
- Tiết kiệm được thời gian, hạn chế những rủi ro không đáng có so với việc vay các công ty tài chính lãi cao.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên, hình thức này không được sự cho phép từ pháp luật, vì vậy, đôi bên phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu cố gắng thực hiện.
- Đặc biệt, khoản nợ trên vẫn có thể trở thành nợ xấu nếu ngân hàng không đánh giá cao về khả năng trả nợ của khách hàng, có thể không thể thu lại được khoản tiền gốc đã cho vay, đó trở nên gánh nặng về nguồn vốn của ngân hàng.
Thủ tục thực hiện
Để nhận được hỗ trợ từ tổ chức tín dụng, khách hàng cần đạt những tiêu chí sau:
- Độ tuổi: khách hàng thuộc độ tuổi lao động, có khả năng lao động và đang có công việc tạo ra thu nhập.
- Căn cứ vào nguồn thu nhập, ngân hàng sẽ được hỗ trợ khoản vay tương đương.
- Khách hàng phải có một công việc với thu nhập ổn định. Đặc biệt, sẽ ưu tiên đối với quý khách hàng có tài sản đảm bảo.
- Thường là khách hàng có thể thuộc trường hợp cơ cấu được thời gian tất toán theo quy định của pháp luật.
KT.Bình Dương đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng đáo hạn, những quy định của pháp luật về ngày đáo hạn, hi vọng giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về việc đáo hạn, trường hợp bạn đang gặp khó khăn, có thể liên hệ trực tiếp. KT.Bình Dương sẽ tư vấn mọi vướng mắc của bạn.
(Thiên kim – K.T BÌNH DƯƠNG)