
Kiếm toán và kế toán là hai thuật ngữ có những điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên mang hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo dõi KT.Bình Dương, để có cái nhìn tổng quát nhất về bản chất của kiểm toán nhé.
Kiểm toán là gì ?
- Thông thường, khi nói về kiểm toán, đa phần sẽ nhận được câu hỏi về định nghĩa của ngành kế toán, không những đây là hai phạm trù song song cùng tồn tại, mà chúng còn mang ý nghĩa bổ trợ trực tiếp cho nhau.
- Về cơ bản, công việc kế toán là cung cấp thông tin về tài chính của một cơ quan, hoặc một tổ chức được thông qua công cụ như Báo cáo tài chính, thì công việc của kiểm toán sẽ là kiểm tra và xác minh tính trung thực và nhất quán của những Báo cáo tài chính đó. Hoặc có thể nói rằng, công việc của một kiểm toán viên chính là dùng vốn luận điểm tài chính sẵn có của mình để thu thập và đánh giá những thông tin tài chính, mà thông tin đó được cung cấp bởi kế toán viên để chứng minh tính chính xác và phù hợp theo chuẩn mực được pháp luật công nhận.

- Với đặc thù công việc như vậy, nhân viên kiểm toán có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều đối tượng. Vậy nên, những báo cáo của kiểm toán viên là căn cứ đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đây chính là những cơ sở pháp lý để hình thành trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ công ty hay doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước.
Bản chất của kiểm toán?
- Nếu nói về tính nhất quán, sự kiểm tra độc lập được thực hiện dưới sự chuyên nghiệp của các kiểm toán viên có trình độ và kĩ năng chuyên môn cao, bởi từ đó những hình thức về mặt pháp lí và kinh tế đối với các nhận xét được thẩm định vởi các kiểm toán viên, tuy nhiên, mọi sự đều được nhà nước cũng như xã hội quản lí và giám sát thông qua các yêu cầu như: Những thông tin được công khai phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực chung, mà những điều đó phải được xã hội thừa nhận.
- Tất cả mọi hoạt động của kiểm toán đều được dựa vào một chuẩn mực chung được quy định bởi Luật Kiểm toán.
- Trong quá trình hình thành và phát triển về kiểm toán, chủ yếu nghiêng về phía kiểm tra, xác nhận độ trung thực của báo cáo tài chính công khai. Vậy nên, bất kỳ một cá nhận hoặc tổ chức nào có hành vi sai sót hoặc xuyên tạc đến những thông tin công khai nhằm đánh lừa các pháp nhân gây thiệt hại đến các mối quan hệ kinh tế xã hội, pháp luật sẽ can thiệp để buộc các cá nhân hoặc tổ chức đấy chịu trách nhiệm về sự sai lệch đấy.
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế, phần nào nâng phạm vi của ngành kiểm toán, không còn dừng ở mức độ báo cáo tài chính, ngày nay các kiểm toán viên đã bắt đầu tiến hành thẩm định và nêu nhận xét về những thông tin có liên quan.
Phân loại kiểm toán ?
3.1. Căn cứ vào mục đích kiểm toán, ngành kiểm toán được phân loại như sau :
- Kiểm toán tuân thủ : là hình thức nhằm xem xét các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức được có tuân thủ những quy định được đề ra bởi các cơ quan chức năng.

- Kiểm toán hoạt động : là hình thức được đề ra nhằm đánh giá tình hình kinh tế, tính hiệu quả của hoạt động được thực hiện bởi các kiểm toán viên như:
- Tính kinh tế: căn cứ qua kết quả của những mục tiêu đã đề ra, giúp doanh nghiệp hoặc các đơn vị tổ chức tiết kiệm được các nguồn lực.
- Tính hiệu quả: Đạt hiệu quả cao với nguồn nhân lực nhất định
- Tính hiệu lực: nhằm mục đích xem xét khả năng về mức độ hoàn thành những mục tiêu được thực hiện bởi kiểm toán của doanh nghiệp hoặc các đơn vị tổ chức.
- Kiểm toán báo cáo tài chính: Phần này chủ yếu để kiểm tra và đánh giá tính trung thực về Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức. ví dụ những Báo cáo tài chính thường gặp là :
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo quyết toán vốn
>> Xem thêm: Quyết toán Thuế là gì? Đối tượng và phân loại quyết toán Thuế
3.2. Phân loại theo hình thức tổ chức kiểm toán: dựa trên cơ sở của các doanh nghiệp, hình thức kiểm toán được chia thành ba loại: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán độc lập: được thực hiện bởi các Kiểm toán viên chuyên nghiệp, độc lập nhằm đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, như:
- Tổ chức Kiểm toán độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp với 2 hình thức phổ biến là công ty hợp danh và công ty tư nhân.
- Hoạt động chính của các doanh nghiệp KT độc lập là cung cấp dịch vụ KT, bên cạnh đó còn hỗ trợ thêm các dịch vụ về thuế, tài chính, định giá tài sản
- Đặc biệt, hoạt động chính của các doanh nghiệp được Kiểm toán độc lập chính là cung cấp các dịch vụ kiểm toán, bên cạnh đó còn hỗ trợ dịch vụ thuế, tài chính và định vị tài sản.
- Kiểm toán Nhà nước: có thể xem vị trí này là một phần quan trọng, các kiểm toán viên phải kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý về cả tài sản lẫn ngân sách của Nhà nước. Đặc biệt, ở Việt Nam các cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ phải theo sát những pháp luật hiện hành và các chính sách, chế độ của Nhà nước để có thể điều chỉnh cho phù hợp.
- Kiểm toán nội bộ: các kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm soát, đánh giá các kết quả thực hiện theo các quy định nội bộ, sử dụng pháp luật để kiểm tra hệ thống nội bộ, từ đó đề xuất những kế hoạch phù hợp nhất. Tuy nhiên, hoạt động nội bộ không dựa trên cơ sở pháp luật, nhưng riêng Việt Nam đã đặt ra quy định cho doanh nghiệp nhà nước, dùng để thực đánh giá mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức.
Ý nghĩa của kiểm toán ?
- Kiểm toán góp phần tạo niềm tin cho các đối tượng kiểm toán như các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các nhà đầu tư,..
- Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ:
- Có thể nói kiểm toán góp mặt phần lớn trong nghiệp vụ kế toán, dùng để cũng cố nề nếp những hoạt động về tại chính nói riêng và những hoạt động kiểm toán của toàn bộ doanh nghiệp nói chung.

- Hoạt động tài chính có thể bao gồm ở nhiều mối quan hệ. Đặc biệt những ngành về đầu tư, kinh doanh hoặc phân phối.
- Tuy nhiên, tính phức tạp của hoạt động ngày càng tăng, bởi những quan hệ chặt chẽ giữa tài chính và lợi ích xã hội, con người.
- Đặc biệt hơn, có thể gọi những kiểm toán viên là người phán xét công minh của quá khứ, người chỉ đường của hiện tại và là kim chỉ nam cho tương lai.
Trên đây, K.T Bình Dương đã giải thích chi tiết về Kiểm toán là gì? Phân loại và ý nghĩa của Kiểm toán, Nếu bạn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hơn về Kiểm toán hãy liên hệ cho đội ngũ chuyên viên tư vấn K.T Bình Dương để được hiểu thêm nhé.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín