Giấy phép đầu tư là gì? Hồ sơ xin giấy phép đầu tư mới nhất

Giấy phép đầu tư
Theo dõi K.T BÌNH DƯƠNG trên

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển nền kinh tế Việt Nam, vậy nên, không những Bộ kế hoạch và đầu từ mà còn mọi người dân Việt Nam không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, doanh nhân nước ngoài không ngừng đầu tư để đưa nguồn FDI tăng lên không ngừng. Tuy nhiên, để bắt đầu cho việc nhận nguồn vốn từ nhà đầu từ nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần phải tiến hành cấp giấy phép đầu tư. Qua đây, K.T Bình Dương chia sẻ đến bạn đọc những thủ tục để thực hiện quá trình cấp giấy phép đầu tư theo quy định.

Giấy phép đầu tư là gì? 

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy phép đầu tư) là văn bản hoặc bản điện tử sử dụng để ghi nhận thông tin của nhà đầu tư đối với dự án và các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, căn cứ vào Luật đầu tư, doanh nghiệp thực hiện những dự án đầu tư trái phép hoặc những ngành nghề bị cấm tại Việt Nam sẽ bị từ chối cấp giấy phép đầu tư.

Giấy phép đầu tư là gì?
Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư có phải giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không?

Dựa vào khoản 3 Điều 41 Nghị định 108/2006, chúng ta có thể khẳng định rằng bất kỳ mỗi doanh nhân nước ngoài nào khi muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, mà vốn đầu tư đó dùng để thành lập doanh nghiệp thì giấy phép đầu tư chính là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài trường hợp nêu trên thì giấy phép đầu tư và giấy phép đăng ký kinh doanh là hai loại giấy có chức năng riêng biệt.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

3.1. Đối với dự án đầu tư trong nước:

  • Trường hợp xin giấy phép đầu tư
  • Dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam
  • Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ giấy phép đầu tư gồm những gì?

  • Hồ sơ xin giấy phép đầu tư như sau
  • Bản đăng ký đầu tư.
  • Dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án
  • Một số văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)

Xem thêm: Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư | K.T BÌNH DƯƠNG

3.2. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

  • Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: 
  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CCCD đối với nhà đầu tư là cá nhân
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật
  • Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
  • Hồ sơ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cũng như hồ sơ dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuẩn bị thêm hồ sơ: giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Vậy nên, có thể khẳng định chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài chính là sự thúc đẩy lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, làm thế nào để nhận được vốn đầu tư một cách minh bạch, được công nhận bởi Luật đầu tư tại Việt Nam thì cần nắm rõ những thông tin K.T Bình Dương đã hướng dẫn. Đặc biệt, những trường hợp cần tư vấn rõ ràng hơn, có thể liên hệ trực tiếp fanpage hoặc hotline, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.

Thiên Kim / K.T Bình Dương

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.